Chu kỳ sinh học (Nhịp sinh học)

Chu kỳ sinh học (Nhịp sinh học) là gì

Chu kỳ sinh học (nhịp sinh học – Biorhythms) là khái niệm bao hàm những thay đổi có tính chất lặp đi lặp lại hoặc vạch sẵn những qui luật sẽ sảy ra trong tương lai trong đời sống của con người trên một số yếu tố sinh học cơ bản như sức khỏe thể chất, tình cảm, trí tuệ, khả năng tư duy…

Tính chu kỳ sinh học

Họ Tên
Ngày sinh( tháng /ngày/năm)

Số ngày xem tính từ ngày: 11 | 10 | 2024

Khái niệm chu kỳ sinh học (Nhịp sinh học)

Từ hàng ngàn năm trước người ta đã nhận ra rằng con người cũng như mọi vật thể khác trong vũ trụ đều chịu ảnh hưởng tuần hoàn của các chu kỳ vạch ra trước : Các chu kỳ mặt trăng, các mùa, ngày-đêm, thủy triều …
Nhịp sinh học (tiếng Anh: biorhythm) là một chu trình giả thiết về tình trạng khỏe mạnh hay năng lực sinh lý, cảm xúc, hoặc trí thông minh.Cụ thể hơn, lấy một ví dụ, người ta cho rằng có thời điểm một người rất dễ mắc bệnh, còn có lúc khác thì không. Các thời điểm này cứ lặp đi lặp lại rất nhiều lần và có quy luật. Quy luật đó gọi là nhịp sinh học. Và chúng sẽ dao động đều trong khoảng -100% đến 100% trong đồ thị nhịp sinh học (số càng lớn thì càng mạnh).

Chu kỳ sinh học theo quan niệm phương Đông

Ở con người, chu kỳ sinh học tác động theo những định lượng thời gian khác nhau như giờ, ngày, tuần, tháng, năm … Tại các nước ảnh hưởng văn hóa Phương đông trong đó có Việt nam, những khái niệm về chu kỳ sinh học được đưa ra dựa theo những lý luận của các học thuyết âm dương, ngũ hành, thiên nhân hợp nhất, thiên can địa chi, những giá trị hay bội số của một vài con số “ thần bí” như 3 – 5 -7 – 9 … ( VD: hạn tuổi 49 -53, đại hạn, tiểu hạn, hạn tam tai, hạn kim lâu …), người ta nhận ra chu kỳ sinh học chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và thống kê.
Tổng hợp những học thuyết trên cho rằng con người là một vũ trụ thu nhỏ và chịu ảnh hưởng tác động của rất nhiều yếu tố như sự vận hành của các vì sao, mặt trời, mặt trăng, ngày tháng năm sinh, nơi cư trú …
Những nghiên cứu về chu kỳ sinh học nảy sinh nhằm để giải thích một số hiện tượng như tại sao sức khỏe của một người lại thay đổi vào những thời điểm khác nhau trong ngày, tại sao uống thuốc hay châm cứu vào 1 thời điểm nào đó thì hiệu quả có thể tốt hơn,?
Tại sao khi một người ở tuổi 49 hay 53 thì hay gặp những bất lợi về sức khỏe, tình cảm và công việc, tại sao về đêm tim hoạt động chậm lại, dễ nhạy cảm với những cơn đau, lúc 2 giờ đêm các bộ phận cơ thể đều hoạt động ở mức thấp nhất, riêng gan lại hoạt động tích cực để thải độc…
Và 9-10 giờ sáng là lúc sức khỏe tốt nhất: tinh thần hưng phấn, sự nhạy cảm với những cơn đau giảm, hoạt động tuần hoàn, hô hấp đều tăng, khả năng làm việc tốt hơn …

Chu kỳ sinh học theo quan niệm phương Tây

Ở phương Tây, một số nhà tâm lý học và tâm thần học cũng đã nghiên cứu về chu kỳ sinh học, được đánh giá nhiều nhất là những nghiên cứu tại Berlin vào khoảng những năm 1897 đến 1902 của Hermann Swodoba, Wilhelm Filess, và Alfred Teltscher. Theo đó nhịp sinh học của mỗi người tuần hoàn theo một chu kỳ nhất định là n ngày, trong đó:
- Chu kỳ thể chất: n = 23 ngày, là sức mạnh, sự chịu đựng, năng lực và trạng thái sức khỏe…
- Chu kỳ tình cảm : n = 28 ngày, theo dõi sự ổn định và năng lượng tích cực của tâm lý và triển vọng của bạn về cuộc sống, thấu cảm và xây dựng mối quan hệ tốt với người khác.
- Chu kỳ trí tuệ : n = 33 ngày, là sự năng động, trí nhớ, khả năng tính toán, tưởng tượng, sự sáng tạo và khả năng vận dụng và phân tích thế giới chung quanh.
- Chu kỳ trực giác: n = 38 ngày là hoạt động của “Giác quan thứ 6”, năng lực tri giác và bản năng tiềm ẩn.
Những nghiên cứu này cho đến ngày nay vẫn còn gây nhiều tranh cãi về tính xác thực và hiệu quả của nó, tuy nhiên vẫn có rất nhiều người tin theo, thậm chí có cả những phần mềm máy tính được phát triển theo lý thuyết này để một người chỉ cần cập nhật một số thông tin cá nhân là có thể biết được những ngày tốt xấu của mình theo những tiêu chí trên ở dạng biểu đồ hình sin.

Công thức tính chu kỳ sinh học

Do có chu trình đều và lặp lại, với mốc thời gian là ngày sinh, hoàn toàn dễ hiểu với các hàm số sau:
- Chu kỳ Sức khỏe : sin(2π t/23)
- Chu kỳ Tình cảm: sin(2π t/28)
- Chu kỳ Trí tuệ: sin(2π t/33)
- Chu kỳ Trực giác: sin(2π t/38)
- Chu kỳThẩm mỹ: sin(2π t/43)
- Chu kỳ Nhận thức: sin(2π t/48)
- Chu kỳTinh thần: sin(2π t/53)

Ứng dụng của chy kỳ sinh học

Việc nghiên cứu về nhịp sinh học thu hút sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trên thế giới, họ đã nghiên cứu trong nhiều năm. Ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ… Nhịp sinh học được áp dụng nhiều trong việc sử dụng con người, các phi công, kỹ sư trong hàng không, vũ trụ sẽ được nghỉ ngơi vào thời gian họ có nhịp sinh học nhỏ hơn 50%. Các nhà khoa học cũng tìm ra mối liên hệ giữa nhịp sinh học với tai nạn lao động, và các hiện tượng xảy ra trong đời sống của con người.

Người ta có thể ứng dụng “chu kỳ sinh học” để biết được khi nào một người đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc, thể thao, giáo dục và thậm chí cả trong cuộc sống riêng tư, trong khám chữa bệnh; nó cũng được dùng rộng rãi để ngăn ngừa những tai nạn, kiểm soát trạng thái sức khoẻ, tình cảm, khả năng tương thích và năng lực dự đoán …

Đây là ứng dụng tính toán nhịp sinh học của cơ thể bạn về các mặt:


- Sức khỏe: thể lực, sức mạnh, sự phối hợp các cơ quan trong cơ thể và nó theo dõi tình trạng thể chất và sức khỏe.
- Tình cảm: sự sáng tạo, nhạy cảm, tâm trạng và nhận thức.
- Trí tuệ: sự tỉnh táo, phân tích hoạt động, phân tích vấn đề, bộ nhớ, tiếp nhận thông tin.
- Trực giác: khả năng nhận biết, cảm nhận. Thẩm mỹ: sự nhạy cảm về mặt thẩm mỹ, thẩm mỹ của bản thân.
- Nhận thức: thể hiện khả năng cảm nhận được cá tính riêng.
- Tinh thần: vấn đề tâm linh, quan niệm và các hiện tượng thần bí.

Thực tế đã chứng minh khi chỉ số thấp

- Đối với chu kỳ tình cảm, thường buồn bực vô cớ.
- Đối với chu kỳ trí tuệ, đó là ngày đãng trí, khả năng tư duy kém.
- Đặc biệt đối với chu kỳ sức khỏe, đó là ngày thường xảy ra tai nạn lao động.
- Đối với hai chu kỳ, số ngày chuyển tiếp trùng nhau chỉ xảy ra một lần trong một năm. Ngày trùng hợp đó của ba chu kỳ là ngày xấu nhất, có thể coi là ngày “vận hạn” của mỗi người.

Có nhiều ứng dụng của lý luận chu kỳ sinh học đạt được hiệu quả thực tế và đã được thừa nhận , như việc áp dụng Thời châm ( Châm cứu theo tý ngọ lưu trú ), chọn thời điểm dùng thuốc trong y học cổ truyền và y học hiện đại.
Do việc hấp thụ các yếu tố tích cực và đào thải độc hại của cơ thể thay đổi theo một chu kỳ có thể biết trước, nên việc nghiên cứu thời điểm nhằm giúp từng loại thuốc đạt hiệu quả tối ưu và giảm bớt các tác dụng không mong muốn đã được đặt ra. Từ đó dẫn đến sự hình thành bộ môn khoa học mới mang tên “Dược lý thời khắc” (Chronopharmacologie). Khi đưa thuốc vào trong cơ thể, Dược lý thời khắc chú ý đến ba vấn đề:
– Thuốc sẽ hấp thụ, phân bố, chuyển hóa, thải trừ theo chu kỳ thời gian như thế nào.
– Sự đáp ứng của hệ thống đích ( là nơi thuốc sẽ phát huy tác dụng) đối với thuốc theo chu kỳ thời gian như thế nào.
– Tác dụng của thuốc, kể cả tốt và xấu, theo chu kỳ thời gian như thế nào.
Chu kỳ sinh học cũng được kết hợp với một số luận thuyết khác ứng dụng trong một số hình thức dự đoán, bói toán, phong thủy …

Tài liệu tham khảo:
 - Châm Cứu Ứng Dụng Vạn Niên Lịch .Tác giả: Lê Quý Ngưu – NXB Thành phố Hồ Chí Minh 3/2002
- Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người – Tác giả: Xuân Cang- NXB Văn Hoá Thông tin, 2000.
- Các nguồn Tổng hợp khác
- Thuocbietduoc.com.vn cung cấp thông tin về hơn 30.000 loại thuốc theo toa, thuốc không kê đơn.
- Các thông tin về thuốc trên Thuocbietduoc.com.vn cho mục đích tham khảo, tra cứu và không dành cho tư vấn y tế, chẩn đoán hoặc điều trị.
- Khi dùng thuốc cần tuyệt đối tuân theo theo hướng dẫn của Bác sĩ.
- Chúng tôi không chịu trách nhiệm về bất cứ hậu quả nào xảy ra do tự ý dùng thuốc dựa theo các thông tin trên Thuocbietduoc.com.vn
Thông tin Thuốc và Biệt Dược
- Giấy phép ICP số 235/GP-BC.
© Copyright Thuocbietduoc.com.vn
- Email: contact.thuocbietduoc@gmail.com