Trạch tả
Nhóm sản phẩm:Thuốc có nguồn gốc Thảo dược, Động vật
Tên khác :Thủy tả, Hộc tả, Mang vu, Cập tả , Vü tôn, Lan giang, Trạc chi
Thuốc biệt dược mới :Bổ thận âm ĐDV, Bổ thận hoàn, Lương huyết tiêu độc gan, Nam dược lục vị ẩm, Nam Dược sáng mắt, Viên sáng mắt đông dược việt
Dạng thuốc :Nguyên liệu làm thuốc
Tác dụng :
+ Thuốc có tác dụng lợi tiểu và làm cho Natri, Kali, Chlor và Urê thải ra nhiều hơn .
+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ .
+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết.
+ Phấn Trạch tả hòa tan trong mỡ. Trạch tả cồn chiết xuất và cồn Trạch tả đều có tác dụng hạ Lipid trong máu rõ. Trạch tả còn có tác dụng cải thiện chức năng chuyển hóa lipid của gan và chống gan mỡ .
+ Cao cồn chiết xuất Trạch tả có tác dụng hạ áp nhẹ cồn chiết xuất Trạch tả hòa tan vào nước có tác dụng gĩan mạch vành. Thuốc còn có tác dụng chống đông máu.
+ Nước sắc Trạch tả có tác dụng hạ đường huyết.
Công dụng :
Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, lợi niệu, long đờm dùng chữa các bệnh như phù thũng do thận, ho do viêm họng, giúp mát gan, lợi tiểu...
Liều lượng - cách dùng:
Bài thuốc:
+ Chữa thủy thũng: Trạch tả 40g, bạch truật 40g, tán nhỏ, mỗi lần uống 10-12g. Dùng nước sắc phục linh để chiêu thuốc.
+ Phục linh trạch tả thang: Trạch tả 6g, phục linh 6g, bạch truật 4g, cam thảo 2g, quế chi 2g, nước 600ml. sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày. Cũng chữa bệnh thủy thũng.
Mô tả:
Trạch tả là loại thảo mọc ở ao và ruộng, cao 0,2-1m. Thân rễ trắng hình cầu hay hình con quay, thành cụm, lá mọc ở gốc, hình trứng thuôn hay lưỡi mác, phía cuống hơi hẹp lại. Cán hoa mang ở đỉnh nhiều vòng hoa có cuống dài. Hoa họp thành tán, đều, lưỡng tính, 3 lá đài màu lục, 3 cánh hoa trắng hay hơi hồng, 6 nhị, nhiều tâm bì rời nhau, xếp xoắn ốc. Quả bế.
Địa lý: Mọc hoang ở những nơi ẩm ướt ở Sapa, Điện Biên, Cao Lạng.
Thu hái: Mùa đông đào cả cây, cắt bỏ thân, lá và rễ tơ, rửa sạch, sấy khô.
Phần dùng làm thuốc: Thân rễ khô (Rhizoma Alismatis). Thứ to, chất chắc, mầu trắng vàng, bột nhiều là loại tốt.
Mô tả Dược liệu:
Vị thuốc Trạch tả là thân rễ hình cầu tròn, hình bầu dục hoặc hình tròn trứng, dài 3,3cm-6,6cm, đường kính 3-5cm. Vỏ thô, mặt ngoài mầu trắng vàng, có vằn rãnh nông quanh ngang củ, rải rác có nhiều vết tơ lồi nhỏ hoặc có lồi sẹo bướu. Chất cứng, mặt gẫy mầu trắng vàng, có bột, nhiều lỗ nhỏ. Mùi hơi nhẹ, vị hơi đắng (Dược Tài Học)
Bào chế:
+ Trạch tả Ngâm nước thấm 8 phân, vớt ra, phơi khô.
+ Diêm Trạch tả Phun đều nước muối vào miếng Trạch tả cho ẩm (cứ 50kg Trạch tả dùng 720g muối), rồi cho vào nồi, sao qua nhỏ lửa cho đến khi mặt ngoài thành mầu vàng, lấy ra phơi khô (Dược Tài Học).
Vị thuốc Trạch tả
Tính vị:
+ Vị ngọt, tính hàn (Bản Kinh).
+ Vị mặn, không độc (Biệt Lục).
+ Vị ngọt, khí bình (Y Học Khải Nguyên).
Quy kinh:
+ Vào kinh thủ Thái dương Tiểu trường, thủ Thiếu âm Tâm (Thang Dịch Bnr Thảo).
+ Vào kinh túc Thái dương Bàng quang, túc Thiếu âm Thận (Bản Thảo diễn Nghĩa Bổ Di).
+ Vào kinh Bàng quang, Thận, Tam tiêu, Tiểu trường (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh Tỳ, Vị, Thận, Bàng quang, Tiểu trường (Dược Phẩm Hóa Nghĩa).
thuốc Trạch tả,thuốc có thành phần Trạch tả,,thuốc có thành phần Thủy tả, thuốc có thành phần Hộc tả, thuốc có thành phần Mang vu, thuốc có thành phần Cập tả, thuốc có thành phần Vü tôn, thuốc có thành phần Lan giang, thuốc có thành phần Trạc chi
Lưu ý: Dùng thuốc theo chỉ định của Bác sĩ