Mẹ không đủ sữa và bé lại không chịu bú bình
Chào bác sỹ!Con tôi được 3 tháng 20 ngay.Vừa qua cháu bị đỏ mắt và sốt nhe.Hiện cháu đã khỏi bênh nhưng lại bỏ bú bình, chỉ bú mẹ nhưng tôi không đủ sữa cho cháu bú từ khi sinh mặc dù đã kích thích bằng mọi cách . Khoảng 10 ngày nay Tôi đa kiên trì cho cháu bú bình nhưng cháu nhất quyết không bú, kể cả khi đói .Năm ngày liền cháu không đi ngoài do không ăn đủ, chỉ bú mẹ cầm cự, ngủ rất nhiều .Xin bác sỹ cho lời khuyên để cháu bú bình trở lại và cháu có cảm giác thèm ăn vì tôi sắp phải đi làm cả ngày. Xin cảm ơn bác sỹ
Trả lời:
Hiện tượng thiếu sữa hoặc sữa về chậm có thể do vài nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn do đẻ mổ hoặc do uống thuốc để co dạ con sau khi sinh.
Để kích thích cho ra sữa, bạn vẫn nên bế con áp vào ngực, cho bé bú ngay khi có thể vì chính động tác mút sữa của bé sẽ khiến cho sữa chảy ra. Đôi khi người mẹ vừa sinh xong có sữa, nhưng vài tuần sau tự nhiên mất dần sữa. Đừng vội nản chí hoặc lo lắng, hãy cho con bú đều đặn để “nhắc” cơ thể tiết sữa.
Làm sao để có nhiều sữa
- Chế độ ăn uống
Để có đủ sữa cho con bú, người mẹ phải biết cách ăn uống và nghỉ ngơi sao cho hợp lý. Thường thường khẩu phần ăn hàng ngày của người mẹ cần có 200 gram thịt cá, 1 quả trứng,1 lít sữa tươi hoặc sữa bột pha, 200-300 gram hoa quả, 500-600 gram rau.
Nói chung danh sách thực phẩm dành cho các bà mẹ trẻ hầu như không có hạn chế gì đáng kể, tuy nhiên một số loại đồ ăn sau nên tránh: tỏi, hành tây và một số gia vị gây ảnh hưởng tới mùi vị của sữa mẹ. Nên ăn 5-6 lần trong ngày, trước khi cho con bú, để kích thích sinh sữa; uống nước khi khát.
- Làm các động tác xoa bóp ngực theo chiều từ trên xuống dưới, vừa xoa tròn quanh ngực vừa hơi ép xuống, sau đó dùng ngón trỏ và ngón cái giữ bầu vú, nhẹ kéo núm vú ra một chút. Hơi cúi người về phía trước để sữa chảy ra dễ dàng hơn. Khi tắm dưới vòi hoa sen, nên xả cho dòng nước chảy đều trên ngực.
Nguyên nhân trẻ không chịu bú bình
Đúng là trẻ đang bú mẹ thì phần lớn thường từ chối bú bình vì núm vú của mẹ mềm mại hơn núm vú nhân tạo. Hơn nữa, khi trẻ bú mẹ, trẻ thường cảm nhận được tình yêu thương, sự âu yếm vỗ về của mẹ. Điều này sẽ giúp cho trẻ có cảm giác an toàn, cảm giác được nâng niu và che chở đồng thời giúp trẻ phát triển tốt về trí tuệ cũng như tâm hồn.
– Bé thích ti mẹ hơn. Nhiều bé không thích bú bình vì bé nhận thấy núm vú của bình cứng trong khi “ti mẹ” thì mềm mại, dễ chịu hơn.
– Do thay đổi thói quen đột ngột. Bé dưới 6 tháng tuổi, vừa được bú mẹ vừa được bú bình. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó, bạn quyết định cho bé bú mẹ hoàn toàn (tạm thời ngưng cho bé bú bình) thì sau một vài tháng, bé có thể từ chối quay lại việc bú bình.
– Thay đổi người cho ăn. Trước kia, bạn có thể là người cho bé bú bình nhưng sau khi bạn phải quay lại với công việc, một người mới sẽ đảm nhiệm việc này. Bé chưa quen với thay đổi này nên có thể phản ứng bằng cách không chịu bú bình.
– Vì bé quen “hơi sữa mẹ”. Nếu bạn cho bé bú bình, bé sẽ rúc vào ngực bạn “đòi ti” và nhất quyết không chịu bú bình.
– Đôi khi, bé từ chối bú bình là do mùi vị sữa khiến bé không thích.
Làm gì khi Trẻ không chịu bú bình
Bạn không nên quá căng thẳng khi trẻ không chịu bú bình, nếu sữa của bạn ít quá, bạn có thể vừa tìm cách để tăng cường tiết sữa cho bé như ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, uống nhiều nước, ngủ đủ giấc, giảm thiểu những căng thẳng thần kinh, ăn cháo chân giò, gạo nếp, hạn chế ăn các loại gia vị vì chúng có thể gây mùi khó chịu, trẻ bú kém. Cho trẻ bú nhiều kể cả ban đêm để kích thích tạo sữa...
Nhu cầu của trẻ 3,4 tháng vào khoảng 800 ml sữa mỗi ngày. Các dấu hiệu cho thấy trẻ ăn đủ là: Trẻ thường mãn nguyện sau mỗi cữ bú, trẻ chơi ngoan, ngủ ngoan, đái nhiều, đại tiện đều từ 1 đến 3 lần trong ngày, không quấy khóc và tăng cân tốt.
Chúc bé nhà bạn chóng lớn.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Nhu cầu của trẻ 3,4 tháng vào khoảng 800 ml sữa mỗi ngày. Các dấu hiệu cho thấy trẻ ăn đủ là: Trẻ thường mãn nguyện sau mỗi cữ bú, trẻ chơi ngoan, ngủ ngoan, đái nhiều, đại tiện đều từ 1 đến 3 lần trong ngày, không quấy khóc và tăng cân tốt.
- Với những bé không chịu bú bình (mà thích nhai núm vú của bình sữa) do những khó chịu trong thời kỳ mọc răng, bạn có thể đưa cho bé một cái ngậm nướu trước khi cho bé bú bình. Điều này làm giảm những kích thích do răng miệng gây ra nên bé sẽ ít thích “nhai” núm vú cao su của bình sữa.
- Bạn có thể cho bé làm quen với núm vú của bình sữa bằng cách vắt sữa mẹ vào trong bình và cho bé bú. Khi bé đã quen rồi, bạn mới nên pha sữa ngoài vào bình và cho bé bú.
- Bạn có thể đổi núm vú (chọn loại mềm) của bình sữa cho bé. Nhiều bé thích ngậm núm vú của bình sữa một lúc trước khi chịu mút sữa. Lúc đầu, có thể bé chỉ chịu bú một lượng sữa nhỏ trong bình. Bạn cũng không nên quá lo lắng vì điều này. Nếu bạn kiên trì, bé sẽ bú được một lượng sữa bình nhiều hơn trong thời gian tới.
- Bạn có thể dùng thìa (loại dành cho bé) để đút sữa cho bé nếu bé không chịu bú bình. Nhiều người mẹ chia sẻ kinh nghiệm rằng, dùng thìa bón sữa cho bé cũng tiện lợi và không mất nhiều thời gian hơn việc cho bé bú bằng bình. Tuy nhiên, so với việc bú bình thì việc dùng thìa bón sữa cho bé khá vất vả. Nhiều bé thích dùng tay, chân hất đổ thìa sữa. Một số bé khác thích mím chặt miệng, quấy khóc và không chịu cho bạn bón sữa bằng thìa.
-Bạn có thể nhờ người thân trong gia đình cho bé bú bình. Nhiều bé phát hiện ra việc “ti mẹ” dễ chịu hơn nên nhất quyết không chịu “măm măm” khi mẹ cho bú bình.
Hiện tượng trẻ đi ngoài ít, ngủ nhiều cho thấy trẻ đang bị đói, thiếu hụt năng lượng và có nguy cơ hạ đường huyết. Hãy nhanh chóng bổ sung đủ sữa cho trẻ và nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu thấy trẻ ngủ lịm hơn, bú kém, vẫn không chịu ăn bằng thìa, trẻ không đái...
Chúc bé nhà bạn chóng lớn.
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Xin nhập thông tin của bạn (email được giữ kín)